Hăm tã ở trẻ có lẽ là vấn đề mà hầu hết các bé đều gặp phải ít nhất 1 lần trong giai đoạn mang tã. Vậy thì dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị hăm tã như thế nào cho đúng? Cùng đến với bài viết dưới đây để Mộc Hương giải đáp giúp bạn nhé!
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Hăm:

Trẻ bị hăm tã là tình trạng viêm da kích ứng tại vùng da mang tã của trẻ. Một số nguyên nhân chính dẫn đến hăm tã ở trẻ là:
- Nước tiểu của bé: Khi tã của bé bị tích trữ quá nhiều nước tiểu đặc biệt là sau 1 đêm dài mà tã không được thay mới thì rất dễ dẫn đến hăm tã ở trẻ.
- Nhiệt độ và độ ẩm cao: Vào những tháng mùa hè là lúc bé dễ bị hăm tã nhất. Đối với những bé nào hiếu động thì vào những ngày nắng nóng cộng thêm việc tã bị tích trữ nước tiểu thì thường làm bé bị hăm mông.
- Nấm(candida): Nhiệt độ và độ ẩm trong tã là môi trường lý tưởng cho nấm candida phát triển. Loại nấm này sẽ làm trẻ bị hăm tã nặng hơn như phát ban.
Bài viết có liên quan: Bé Sơ Sinh Bị Đi Ngoài Mẹ Nên Ăn Gì?
Dấu Hiệu Trẻ Bị Hăm Tã:
Trẻ bị hăm tã sẽ có những triệu chứng có thể quan sát được như:
- Bé khó chịu và quấy khóc
- Bé không ngủ được sâu và thường xuyên giật mình
- Mẩn đỏ xuất hiện ở các vùng da mang tã như đùi, mông, bộ phận sinh dục,…
- Có thể gây sưng và lở loét nếu trẻ bị nặng
Biết được những dầu hiệu trẻ bị hăm tã ở trên thì cùng Mộc Hương đến với cách trị hăm cho bé tại nhà nhé!
Cách Trị Hăm Cho Bé Tại Nhà An Toàn:

Trị Hăm Tã Cho Trẻ Bằng Dầu Dừa:
Trong dầu dừa có tính kháng khuẩn rất tốt giúp mau tái tạo vùng da bé bị hăm tã. Rửa sạch vùng da hăm tã bằng xà phòng và bôi 1 ít dầu dừa nguyên chất để cấp ẩm cho da bé.
Dùng Nha Đam Để Trị Hăm Cho Bé:
Nha đam có lẽ là nguyên liệu quá quen thuộc đối với người Việt Nam. Với đặc tính kháng khuẩn và chứa nhiều vitamin có lẽ nhiều mẹ vẫn chưa biết được công dụng trị hăm cho bé của cây nha đam.
Nha đam là nguyên liệu trị hăm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả, dùng 1 lát mỏng nha đam và thoa lên vùng da bị hăm của trẻ sau đó để da bé khô tự nhiên.
Lưu ý: nên sử dụng những loại nha đam được trồng ở vườn nhà hoặc mua ở những nơi uy tín không có thuốc trừ sâu để không làm ảnh hưởng xấu đến da bé.
Trị Hăm Cho Bé Tại Nhà Bằng Bột Yến Mạch

Bột yến mạch có chứa nhiều protein giúp làm dịu da bé và đặc biệt là hợp chất saponin có khả năng làm sạch da bé rất tốt. Với cách điều trị này còn có thể phòng ngừa hăm ở vùng khuỷu tay và nách của bé.
Cách dùng bột yến mạch trị hăm cho bé như sau. Khuấy 1 muỗng canh yến mạch vào nước ấm và cho bé ngâm mình trong 10 phút rồi tắm lại cho bé bằng xà phòng.
Cách Ngăn Ngừa Trẻ Sơ Sinh Bị Hăm Tã:

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, sau khi tìm hiểu được cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh tại nhà thì bố mẹ cũng đã biết cách xử lý khi trẻ bị hăm tã. Nhưng để tránh cho tình trạng hăm tã bị lặp lại thì cùng đến với 3 cách ngăn ngừa bé bị hăm tã nhé.
Kiểm Tra Và Thay Tã Đúng Lúc Cho Bé:
Mồ hôi và nước tiểu là nguyên nhân chính dẫn đến hăm tã ở trẻ sơ sinh. Vì vậy bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra tã của bé để thay tã kịp thời. Đây cũng là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa hăm tã ở trẻ.
Lựa Chọn Loại Tã Phù Hợp Với Bé:
Ba mẹ cần chú ý đến vùng da mang tã và biểu cảm của trẻ khi mang tã để có thể lựa chọn được loại tã và kích thước tã phù hợp với bé để tránh tình trạng trẻ bị hăm tã. Nếu sau khi mang tã mà da bé bị dễ lại những dấu hằn đỏ thì ba mẹ nên cân nhắc đổi loại hoặc size tã cho bé.
Vệ Sinh Vùng Mang Tã Cho Bé:
Sử dụng nước ấm và dùng khăn lau nhẹ nhàng tại vùng mang tã của bé. Dùng các loại xà phòng cho trẻ sơ sinh để tránh gây kích ứng da. Lưu ý, không nên mang tã cho bé khi cùng da mang tã vẫn còn ướt.
Kết Luận:
Mong rằng bài viết trên đã giúp ba mẹ biết được nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tại nhà khi trẻ bị hăm tã. Trị hăm tã cho bé xong rồi mà mẹ nào gặp tình trạng tắc tia sữa thì truy cập “VÀO ĐÂY” nhé.
chat ngay>>>> Một số Bài viết có liên quan:
5 Loại Thực Phẩm Giúp Bé Tăng Lợi Khuẩn Mẹ Nên Biết!